Minimum Viable Product là gì? MVP có vai trò gì đối với đào tạo trực tuyến
Vi Ngô
Chuyên viên Marketing
Minimum Viable Product là gì? Tìm hiểu vai trò của MVP đối với đào tạo trực tuyến và cách sử dụng MVP để kiểm tra và tối ưu hóa các chương trình đào tạo từ xa. Khám phá lợi ích của MVP trong việc phát triển khóa học trực tuyến hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
MVP trong đào tạo trực tuyến là gì?
Đào tạo trực tuyến (hay e-learning) đang ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng trong thời đại kỹ thuật số hiện nay. Một trong những khái niệm quan trọng trong lĩnh vực này là MVP (Minimum Viable Product), tạm dịch là sản phẩm khả dụng tối thiểu. Hiểu đơn giản, MVP là một sản phẩm dùng thử của doanh nghiệp, nhằm thử nghiệm trước khi tung sản phẩm chính ra thị trường.
MVP trong đào tạo trực tuyến là phiên bản đơn giản nhất của một khóa học hoặc chương trình đào tạo, bao gồm các tính năng cơ bản nhất để người học có thể bắt đầu học và tương tác ngay lập tức. Mục tiêu của MVP là nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường, thu thập phản hồi từ người học và từ đó cải thiện nội dung cũng như tính năng của chương trình đào tạo.
Sử dụng MVP trong e-learning giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời cho phép nhà cung cấp dịch vụ đào tạo xác định những điểm cần cải thiện sớm trong quá trình phát triển. Nhờ đó, đào tạo trực tuyến có thể được tối ưu hóa và mang lại trải nghiệm học tập tốt nhất cho người dùng. Bằng cách áp dụng chiến lược MVP, các tổ chức giáo dục và doanh nghiệp có thể nhanh chóng thích nghi và đáp ứng nhu cầu học tập không ngừng thay đổi của thị trường.
Tầm quan trọng của MVP trong đào tạo trực tuyến
Điểm mạnh lớn nhất của việc tạo ra MVP là khả năng thử nghiệm ý tưởng sản phẩm mà không cần tiêu tốn quá nhiều tiền bạc và công sức.
Phản hồi nhận được từ khách hàng khi trải nghiệm MVP sẽ là tham chiếu tuyệt vời để thực hiện các điều chỉnh, cải thiện, giúp bạn cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp hơn với kỳ vọng của thị trường và tăng cơ hội thu hồi vốn, gia tăng doah thu.
Phản hồi về sản phẩm không phải lúc nào cũng tích cực. Dù sao đi nữa, bạn vẫn có lợi, vì bạn sẽ có thời gian để điều chỉnh hoặc thậm chí suy nghĩ lại về sản phẩm trước ngày ra mắt.
Mặc dù khái niệm MVP thường được các công ty trong ngành công nghệ sử dụng, nhưng bất kỳ doanh nhân nào cũng có thể áp dụng, dù là sản phẩm số hay sản phẩm vật lý.
Việc này cũng không ngoại lệ với đào tạo trực tuyến. Khi triển khai một chương trình đào tạo trực tuyến miễn phí, việc tạo ra một MVP cho phép bạn kiểm tra và tối ưu hóa nội dung học tập một cách hiệu quả, đảm bảo rằng chương trình của bạn đáp ứng đúng nhu cầu của người học và mang lại giá trị thực tiễn.
7 bước MVP trong đào tạo trực tuyến
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các bước giúp bạn tạo MVP cho đào tạo trực tuyến.
Bước 1: Xác định giá trị cốt lõi
Giá trị cốt lõi của sản phẩm sẽ quyết định khả năng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Khi tạo MVP cho khóa học online, bạn cần cân nhắc kĩ nhứng giá trị bạn sẽ mang đến cho học viên như giảng viên top đầu trong lĩnh vực, học thật việc thật, bài tập thực tế…
Bước 2: Đặt thời hạn cụ thể
Một trong những lợi ích nổi bật khác của MVP là mất ít thời gian tạo. Trong thị trường ngày càng cạnh tranh, với những ý tưởng sáng tạo xuất hiện liên tục, bạn phải luôn sẵn sàng để không bỏ lỡ cơ hội. Chính vì vậy, bạn cần tạo lịch trình công việc thật chi tiết, từ lập kế hoạch đến ra mắt sản phẩm, và thiết lập các thời hạn có thể hoàn thành từng công việc.
Bước 3: Xác định các tính năng cơ bản của MVP
Nếu bạn có một ý tưởng kinh doanh với tiềm năng sinh lời lớn, đây là lúc cần đầu tư phát triển. Điều quan trọng cần lưu ý là MVP phải thấp hơn mức sẵn sàng chi trả của nhóm khách hàng mục tiêu, thực tế và được xây dựng trong thời gian ngắn nhất có thể. Vì vậy, bạn cần đảm bảo một sản phẩm tích hợp tất cả các tính năng cơ bản nhất cho người dùng.
Bước 4: Phân bổ ngân sách phù hợp
Chi phí phát triển MVP có xu hướng thấp hơn nhiều so với sản phẩm hoàn chỉnh . Nếu sản phẩm cuối cùng ra mắt thị trường chỉ có những tính năng nổi bật đáp ứng nhu cầu người dùng, MVP cần bao gồm đầy đủ các tính năng để kiểm tra được nhu cầu khách hàng.
Hãy liệt kê chi tiết tất cả các chi phí cần thiết để tạo ra MVP như nguyên vật liệu, nhân công, phân phối,... và cố gắng giảm thiểu tối đa các chi phí ở mức thấp nhất để có thể nhanh chóng thu hồi vốn.
Bước 5: Tạo mạng lưới kênh hỗ trợ
Khi phát triển MVP, bạn cần có chiến lược phân phối cũng như chiến lược theo dõi hiệu quả và tác động của chúng lên người tiêu dùng. Nếu MVP của bạn không thu hút được sự quan tâm, chứng tỏ bạn đang không đáp ứng đúng nhu cầu thị trường.
Bước 6: Kiểm tra phản hồi thị trường
Cuối cùng, bạn cần đưa sản phẩm dùng thử của mình ra thị trường và cố gắng tiếp cận tối đa khách hàng mục tiêu, thậm chí có thể mở rộng tệp khách hàng để đánh giá mức độ quan tâm của mọi người về sản phẩm, từ đó đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
Bước 7: Phân tích dữ liệu thu được
Cuối cùng, dữ liệu thu được thông qua các thử nghiệm phải được phân tích kỹ lưỡng và có hệ thống. Điều này áp dụng trong việc phân tích chi tiết phản hồi, theo dõi truy cập, thời gian trên trang và các yếu tố khác sẽ là cơ sở cho các điều chỉnh sản phẩm trước khi ra mắt.
Trong bối cảnh nền tảng đào tạo trực tuyến, việc áp dụng quy trình này sẽ giúp bạn phát triển các chương trình đào tạo trực tuyến phù hợp nhất với nhu cầu của người học. Điều này không chỉ tăng cường trải nghiệm học tập mà còn đảm bảo rằng các khóa học của bạn luôn cập nhật và có giá trị.
Đối tượng gửi MVP trong đào tạo trực tuyến
MVP chưa phải phiên bản hoàn chỉnh vậy ai sẽ là đối tượng được nhận? Đó là câu hỏi phố biến với những người kinh doanh đào tạo trực tuyến.
Câu trả lời rất đơn giản: cho tất cả những ai thể hiện sự quan tâm đến khóa học của bạn.
Nhiều người tiêu dùng trên thị trường chỉ thể hiện sự quan tâm với sản phẩm hoàn thiện. Tuy nhiên, có những người thích trở thành “độc quyền” truy cập vào các tính năng mới trước khi chúng được phát hành; họ là những người thử nghiệm beta.
Họ không chỉ sử dụng sản phẩm mà họ còn đang phân tích các đặc điểm và đặc trưng của nó, nhờ đó có thể cung cấp những thông tin phát triển, cải thiên hữu ích.
Hãy tìm kiếm những người dùng thường xuyên tương tác với bạn và thể hiện sự quan tâm thực sự đến sản phẩm của bạn; họ có thể đã có trong danh sách người theo dõi và danh sách email của bạn.
Một gợi ý khác là chia sẻ MVP của bạn với bạn bè, gia đình và khách hàng đã quen thuộc với thương hiệu của bạn. Những người này có xu hướng muốn thử các sản phẩm thử nghiệm và thường rất sẵn lòng đưa ra những nhận xét chân thành.
Trong đào tạo trực tuyến, bạn có thể chia sẻ các chương trình đào tạo từ xa hoặc các khóa học học qua mạng mới của bạn với cộng đồng đang quan tâm đến đào tạo online để nhận phản hồi có giá trị trước khi triển khai rộng rãi. Những phản hồi này sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng và tính hiệu quả của chương trình đào tạo của mình.
Đặt giá phù hợp cho MVP trong đào tạo trực tuyến
Mức giá cho MVP có thể thay đổi tùy thuộc vào chiến lược của doanh nghiệp. Chẳng hạn, trong trường hợp thương hiệu của bạn chưa có danh tiếng, viêc cung cấp MVP miễn phí cho một nhóm người dùng trong thời gian ngắn sẽ là giải pháp để bạn tăng độ nhận diện và uy tín của thương hiệu.
Hoặc, bạn có thể tính phí cho MVP của mình.
Trong trường hợp này, hãy định giá sản phẩm thử nghiệm thấp hơn nhiều so với giá sẽ được áp dụng cho sản phẩm hoàn chỉnh. Bằng cách này, bạn khuyến khích người tiêu dùng mua phiên bản thử nghiệm của sản phẩm để “tiết kiệm” tiền và trở thành những người đầu tiên trải nghiệm nó.
Trong đào tạo trực tuyến, bạn có thể cung cấp các khóa học hoặc chương trình đào tạo trực tuyến với giá ưu đãi, từ đó thu hút học viên tham gia sớm và cung cấp phản hồi giúp hoàn thiện khóa học.
Kết luận
Sản phẩm khả dụng tối thiểu (MVP) là một chiến lược được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi để kiểm tra ý tưởng sản phẩm. Những doanh nghiệp áp dụng chiến lược này có thể giảm chi phí và tận dụng tối đa sản phẩm của mình.
Sau khi tạo MVP và kiểm tra tính khả thi của ý tưởng sản phẩm, ban đã sẵn sàng “tung”sản phẩm ra mắt người tiêu dùng!
GetCourse cung cấp các công cụ và nền tảng giúp bạn dễ dàng quản lý và phát triển các chương trình đào tạo trực tuyến, từ việc xây dựng khóa học đến thu thập phản hồi của học viên, từ đó hỗ trợ bạn tạo và triển khai MVP một cách hiệu quả.