Digital Marketing là gì? - Tất tần tật những điều bạn cần biết
Ánh Bùi
Chuyên viên Marketing
15 september 2024, 18:00
Trong những năm gần đây, thuật ngữ “digital marketing” ngày càng trở nên phổ biến không chỉ với những người làm trong ngành marketing mà còn quen thuộc với người tiêu dùng. Vậy digital marketing là gì? Có những điều gì bạn chưa biết về digital marketing? Cùng GetCourse tìm hiểu ngay nhé!
Digital Marketing trong giáo dục trực tuyến
Sự bùng nổ của công nghệ, website, mạng xã hội, email.. giờ đây đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Chính vì thế, các marketer (người làm marketing) đã phát triển nhiều chiến dịch thông qua các thiết bị điện tử để tiếp cận tới nhiều khách hàng hơn, phủ sóng thương hiệu mạnh mẽ hơn. Từ đó ra đời thuật ngữ “digital marketing”.
1. Digital Marketing là gì?
Theo Philips Kotler: “Digital Marketing, hay marketing điện tử, là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên các phương tiện điện tử và Internet”.
Theo Joel Reedy: “Marketing điện tử (Digital Marketing): bao gồm tất cả các hoạt động để thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua internet và các phương tiện điện tử”.
Nhìn chung, Digital Marketing (tiếp thị kỹ thuật số) là phương pháp quảng bá thương hiệu đến nguồn khách hàng tiềm năng thông qua các phương tiện kỹ thuật số như website, email, mạng xã hội (facebook, zalo, Instagram…).
Trong giáo dục trực tuyến, các nền tảng trên là nơi diễn giả chia sẻ ý tưởng, quảng bá sản phẩm và thu hút học viên. Nhờ digital marketing, bạn tiếp cận được nhiều người hơn mà không phải tốn nhiều chi phí và không cần tuyển dụng nhiều nhân sự.
2. So sánh Digital Marketing và Marketing truyền thống
Marketing truyền thống là phương pháp quảng bá các khóa học đến với khách hàng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, tờ rơi…
Vì thế, Digital Marketing và Marketing Truyền thống sẽ có nhiều điểm khác nhau. Cụ thể như sau:
Trải nghiệm khách hàng
Với Marketing truyền thống như trước đây, khách hàng sẽ chỉ được tiếp nhận thông tin một chiều. Ví dụ như: việc xem quảng cáo trên ti vi hay đọc các mẩu tin rao vặt trên các tờ báo.
Chúng ta sẽ chỉ thụ động xem, tiếp nhận thông tin và không thể phản hồi tới nhãn hàng rằng chúng ta cảm thấy như nào, sản phẩm ra sao. Đồng thời, phía nhãn hàng cũng sẽ khó có thể biết được phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của mình. Từ đó, gây sự khó khăn trong quá trình cải tiến sản phẩm cũng như việc cải tiến trải nghiệm của khách hàng.
Với digital marketing, khách hàng dễ dàng tương tác trực tiếp trên các quảng cáo của bạn. Từ đó, họ sẽ có nhiều trải nghiệm tốt hơn.
Nhóm khách hàng mục tiêu
Marketing truyền thống sẽ mang tính chất phủ rộng, không nhằm bất kì nhóm khách hàng nào cụ thể. Vì các phương tiện thông tin truyền thông như ti vi, báo đài đều mang tính chất đại chúng.
Còn digital marketing sẽ giúp bạn mang các thông điệp đến với nhóm khách hàng mục tiêu phù hợp với từng khóa học.
Giám sát hiệu quả
Việc sử dụng marketing truyền thống sẽ gây khó khăn trong việc nắm bắt số liệu, các chỉ số đo lường. Do đó, việc tính toán hiệu quả sẽ thiếu chính xác hơn so với digital marketing.
Ngược lại, digital marketing đem đến trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng thông qua việc khách hàng có thể tiếp nhận và phản hồi thông tin đồng thời. Ví dụ: khi bạn chạy quảng cáo trên facebook, khách hàng khi đọc đến bài quảng cáo có thể tương tác như bình luận cảm nghĩ hay muốn tìm hiểu thêm thông tin về khóa học… Nhờ vậy, khách hàng sẽ cảm thấy chủ động, thoải mái hơn trong quá trình tìm hiểu. Bạn cũng có thể đánh giá, đo lường được hiệu quả của chiến dịch thông qua các số liệu thống kê của facebook.
Các hình thức phổ biến của Digital Marketing
Tiếp thị kỹ thuật số là một lĩnh vực khá rộng, bao gồm nhiều cách thức hình thức đa dạng. Trong đó phải kể đến một số hình thức sau đây.
1. SEO/Website
Website là một trang tổng hợp tất tần tật về thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ mà nhãn hàng cung cấp. Khách hàng sẽ dễ dàng tìm hiểu thông tin từ website của các thương hiệu. Và thương hiệu sẽ lên các chiến dịch marketing để thu hút nhiều người truy cập vào website của mình.
Một trong các cách đó chính là SEO (search engine optimization) – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. SEO bao gồm 2 phần chính onpage và offpage.
SEO onpage là các công việc tối ưu hóa trên chính website để phần hiển thị trở nên hấp dẫn hơn với người truy cập. Các công việc đó bao gồm: xây dựng giao diện, xây dựng nội dung (content SEO), tối ưu cấu trúc website, sắp xếp các tính năng phù hợp,…
SEO offpage là các công việc tối ưu hóa bên ngoài website giúp thúc đẩy lượt traffic, nhờ đó website dễ dàng lên top tìm kiếm của google. Công việc chính trong SEO offpage là xây dựng hệ thống link liên kết trỏ về website (backlink).
2. Social Marketing
Social Marketing hay còn gọi là tiếp thị trên mạng xã hội là một phần không thể thiếu trong Digital Marketing. Đây là một cách thức tận dụng các nền tảng mạng xã hội với hàng triệu người dùng như facebook, zalo, Instagram… để tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu.
Việc phát triển nội dung thông qua bài viết, video trên các trang social hay còn gọi là Content Marketing, giúp đem đến sự đa dạng trong quá trình trải nghiệm của khách hàng. Từ đó, góp phần thúc đẩy tăng trưởng doanh thu bền vững.
3. Chạy quảng cáo
Sau khi các thương hiệu đã có website, fanpage,… thì thông thường các marketer sẽ thực hiện song hành việc chạy quảng cáo trên các nền tảng đó. Ví dụ như: google ads, facebook ads, chạy quảng cáo trên Instagram, tiktok, zalo… Việc chạy ads là hình thức trả tiền cho các nền tảng để được phân phối nội dung đến nhiều nhóm khách hàng mục tiêu hơn. Từ đó, mở rộng được tệp khách hàng của doanh nghiệp lên nhanh chóng.
4. Email marketing
Bắt đầu phổ biến từ những năm 2015 tại thị trường Việt Nam, đến nay email marketing vẫn là một công cụ góp phần không nhỏ vào các chiến dịch digital marketing cho các khóa học trực tuyến. Đây là một hình thức gửi các thông điệp, nội dung tới khách hàng thông qua email.
Email marketing đem lại hiệu quả khá cao trong quá trình chăm sóc khách hàng, tạo dấu ấn và giúp học viên trở nên gần gũi, giữ mối quan hệ thân thiết với diễn giả, giảng viên. Nhờ vậy, tỉ lệ học viên cũ mua mới sẽ cao hơn.
5. Affiliate Marketing
Thuật ngữ “Affiliate Marketing - Tiếp thị liên kết” đang làm mưa làm gió tại thị trường Việt Nam trong khoảng 3 đến 5 năm trở lại đây. Đây là hình thức quảng bá sản phẩm thông qua bên thứ ba (được gọi là affiliate hoặc publisher). Trong đó, các affiliate/ publisher sẽ dựa trên tính sáng tạo, uy tín cá nhân để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của nhãn hàng và họ sẽ nhận được hoa hồng tương ứng với doanh thu giới thiệu thành công.
Các hình thức affiliate marketing phổ biến nhất là các affiliate đăng các bài viết, clip lên các nền tảng mạng xã hội (tiktok, facebook) và đính kèm link mua sản phẩm của nhãn hàng. Khi khách hàng nhấp vào link, mua hàng từ các link này thì người đăng sẽ nhận được hoa hồng từ các đơn phát sinh của link đó.
Affiliate Marketing hiện nay là một cách thức Marketing hiệu quả và đem lại doanh thu tốt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm cả trong lĩnh vực giáo dục trực tuyến. Sức ảnh hưởng của các KOL, KOC sẽ hỗ trợ đẩy mạnh sự uy tín cho các khóa học của bạn.
6. SMS Brandname
Lợi ích khi làm Digital Marketing
Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, tiếp thị kỹ thuật số đóng vai trò quan trọng với tất cả các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực. Điều đặc biệt nhất khi làm Digital Marketing là giúp các thương hiệu có thể đo lường chỉ số cụ thể theo thời gian thực một cách nhanh chóng.
Ví dụ: Khi bạn lên một chiến dịch chạy quảng cáo trên mạng xã hội (facebook ads, tiktok ads,…), bạn có thể phân tích số liệu cụ thể xem quảng cáo đã tiếp cận đến bao nhiêu người, có bao nhiêu người phản hồi, doanh thu ra sao… Những con số này đều được cập nhật chính xác theo từng giờ, từng phút. Nhờ vậy, trong trường hợp nội dung chưa phù hợp, chưa thu hút được học viên thì doanh nghiệp có thể nhanh chóng điều chỉnh kịp thời, đáp ứng thị hiếu số đông nhiều hơn. Từ đó, tối ưu chi phí, tránh việc lãng phí tài chính và không đạt được mục tiêu mong muốn.
Thêm vào đó, nhờ công nghệ kỹ thuật số, làm Digital Marketing sẽ giúp các thương hiệu đưa nội dung cần truyền tải đến đúng khách hàng mục tiêu hơn. Bao gồm các thông tin: độ tuổi, giới tính nghề nghiệp, hành vi, sở thích…
Ví dụ: Khi thương hiệu có một chiến dịch liên quan đến khóa học online về thuyết trình, muốn hướng tới các bạn trẻ gen Z năng động, marketer có thể lựa chọn các hình thức Marketing Online như affiliate marketing hoặc social marketing. Đây là những cách marketing dựa trên các nền tảng phổ biến với các bạn trẻ ngày nay. Kết hợp việc chạy quảng cáo, cài đặt các thông số về độ tuổi từ 18 đến 25, hành vi hay đi du lịch… Các hình thức trong Digital Marketing này sẽ giúp đảm bảo nội dung có thể đến đúng đối tượng khách hàng tiềm năng nhất như thương hiệu mong muốn.
Lưu ý khi sáng tạo nội dung Digital Marketing
1. Hiểu rõ sản phẩm
Đây chắc chắn là điều tối thiểu mà bất cứ ai muốn làm marketing cũng cần phải nhớ. Tuy nhiên, hiểu rõ đơn thuần không thì chưa đủ, bạn cần tìm ra điểm khác biệt hoặc làm nổi bật điểm mạnh nào đó của khóa học. Và bạn cần đẩy nội dung sao cho khách hàng sẽ ghi nhớ được đặc điểm đó. Hãy tìm ra và tập trung vào điểm độc nhất (unique selling point – USP).
Ví dụ: Thương hiệu mỹ phẩm Cocoon, định vị thương hiệu là các sản phẩm tự nhiên, một thương hiệu luôn đề cao việc bảo vệ môi trường. Nội dung họ mang đến cho khách hàng xoay quanh việc các sản phẩm của họ có nguồn gốc, xuất xứ từ những thành phần nào, sử dụng các nguyên liệu thuần nông nổi tiếng từ khắp nơi trên mảnh đất Việt Nam.
2. Hiểu rõ khách hàng
3. Xác định mục tiêu cụ thể
Đây chắc chắn là một điều không thể thiếu trong một chiến dịch Digital Marketing. Trong quá trình lên kế hoạch, bạn cần xác định mục tiêu của chiến dịch tương ứng với các con số cụ thể, dễ dàng đo lường, phân tích thông qua các chỉ số kỹ thuật.
GetCourse - tối ưu hóa chiến lược Digital Marketing cho các doanh nghiệp giáo dục online
1. Phân tích dữ liệu với Dashboard
Tại Getcourse, dashboard sẽ đem đến cho bạn cái nhìn tổng quan về các số liệu theo thời gian. Bao gồm đầy đủ các chỉ số giúp bạn dễ dàng quản lí và cải thiện như:
• Số lượng tổng học viên đăng kí mới theo từng ngày
• Lượt traffic đến từ những kênh nào
• Các thông kê liên quan đến người dùng như: lượt view, click…
Nhờ các biểu đồ và thông số này, bạn sẽ nắm bắt được tình hình kinh doanh hiện tại và sẽ có thêm các chiến lược phù hợp để thúc đẩy doanh thu.
2. Sở hữu tên miền riêng
3. CMS – Xây dựng website dễ dàng
4. LMS - Hệ thống quản lý học tập hiện đại
Getcourse sở hữu LMS (learning management system) là hệ thống quản lý học tập giúp bạn tạo, quản lý, sắp xếp và cung cấp tài liệu đào tạo trực tuyến cho người học viên. Bên cạnh xuất bản khóa học, tài liệu học tập, bạn còn có thể tạo các khối thuận tiện cho việc bán hàng, biểu mẫu đăng ký và khuyến mãi/quảng cáo ngay trong các bài học - digital marketing đươc tích hợp mọi nơi trên GetCourse!
5. CRM – Tối ưu dịch vụ chăm sóc khách hàng
Hiện nay, khái niệm CRM chắc không còn xa lạ với nhiều người. CRM (customer relationship management) là hệ thống giúp quản lý và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Tại Getcourse, bạn hoàn toàn có thể tùy chỉnh CRM như mong muốn để phù hợp với tình hình kinh doanh của bạn. Từ đó, đem đến trải nghiệm riêng biệt cho học viên cũng như, gia tăng khả năng mua mới. Bạn còn được cung cấp các công cụ hữu ích như kênh bán hàng, quy trình tự động hóa, gửi email và tích hợp với mạng xã hội như Facebook.