Getcourse - Nền tảng toàn diện cho các khóa học trực tuyến
Ánh Bùi
Chuyên viên Marketing
Kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, giáo dục trực tuyến ngày càng phát triển mạnh mẽ nhờ sự tiện lợi, linh hoạt cho cả giáo viên và học viên. Cũng nhờ thế, nhu cầu học trực tuyến đang tăng trưởng mỗi ngày tại Việt Nam. Vậy xu hướng của giáo dục online trong tương lai sẽ như nào?
Xu hướng học trực tuyến trên thế giới
Thời đại công nghệ 4.0 bùng nổ làm thay đổi thói quen, hành vi của mọi người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, không thể không kể đến ngành giáo dục. Giáo dục trực tuyến đã bắt đầu xuất hiện trên thế giới vào năm 1989.
Trường Đại học Phoenix, Mỹ, là cơ sở giáo dục đầu tiên khởi động chương trình giáo dục trực tuyến, đào tạo bằng cử nhân và thạc sĩ. Sau đó, mô hình giảng dạy trực tuyến đã phát triển theo nhiều hướng khác nhau, tác động mạnh mẽ vào sự thay đổi nền giáo dục của nước Mỹ. Tính đến năm 2014, 93% trường cao đẳng, đại học truyền thống tại Mỹ cung cấp khóa học trực tuyến.
Trước đại dịch COVID-19, học trực tuyến chỉ là một lựa chọn hoặc thậm chí là một đặc quyền với những người có điều kiện. Tuy nhiên, trong thời kỳ đại dịch, nó trở thành nhu cầu thiết yếu đối với học sinh, sinh viên và hầu hết tất cả mọi người.
Khi mọi người dần thích nghi với các công nghệ mới, giáo dục trực tiếp kết hợp trực tuyến sẽ trở thành "bình thường mới". Nhờ thế lĩnh vực công nghệ giáo dục (edtech) trở thành một trong các lĩnh vực dẫn đầu tăng trưởng. Theo Global Market Insights, giá trị thị trường EdTech đã cán mốc hơn 300 tỷ USD vào năm 2022 và dự báo đạt 400 tỷ USD vào năm 2023 cùng với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) khoảng 14% trong giai đoạn từ 2023 đến 2032.
Điều này cho thấy xu hướng về việc dạy và học online trên toàn thế giới đang gia tăng mạnh mẽ. Nó có tác động lớn vào ngành giáo dục truyền thống, giúp cho việc dạy và học trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn rất nhiều so với trước đây.
Tổng quan và các xu hướng chính trong giáo dục trực tuyến Việt Nam
Tại Việt Nam, thuật ngữ e-learning bắt đầu xuất hiện vào năm 2005 tại Hội thảo khoa học nghiên cứu và triển khai E-learning” do viện Công nghệ Thông tin (ĐHQGHN) và Khoa Công nghệ Thông tin (Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức.
Thời điểm ban đầu, e-learning xuất hiện dưới dưới các hình thức sơ khai như CD-ROM, DVD chứa bài giảng, phần mềm học tiếng anh…Sau đó, sự phát triển của điện thoại thông minh (smartphone) và internet đã dần làm thay đổi thói quen học tập của nhiều người. Lúc này, bắt đầu xuất hiện nhiều ứng dụng điện thoại phục vụ cho học tập.
Từ thời điểm năm 2019 trở lại đây, giáo dục trực tuyến ngày càng phổ biến và nhận được nhiều sự phản hồi tích cực từ đại đa số người dân Việt Nam. Theo Ken Research, trong giai đoạn 2019 - 2023, tốc độ tăng trưởng edtech ở Việt Nam khoảng 20,2% mỗi năm, đưa Việt Nam trở thành một trong 10 thị trường edTech có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Nhu cầu học online không chỉ có ở học sinh, sinh viên mà còn có cả ở người đi làm. Xu hướng học để nâng cao chuyên môn, tay nghề (Upskilling) hay đào tạo lại một chuyên ngành mới (Reskilling) được cho là con đường tất yếu của giáo dục người trưởng thành, hướng đến mô hình học tập suốt đời.
Theo một khảo sát của PwC tại Việt Nam năm 2020, có đến 84% người đi làm khi được khảo sát trả lời rằng họ mong muốn được học thêm kỹ năng mới hoặc được đào tạo lại để tăng cơ hội việc làm trong tương lai. Tuy nhiên, do công việc bận rộn, để có thể theo được các khóa học truyền thống gây cản trở rất lớn cho người trưởng thành. Chính vì thế, các khóa học trực tuyến là một giải pháp thay thế hữu hiệu.
Vì sao học trực tuyến là tương lai của giáo dục Việt Nam?
Theo Statista, doanh thu của thị trường giáo dục trực tuyến Việt Nam dự kiến tăng trưởng 10.4%/năm trong giai đoạn 2023-2027, đạt mức US$487.60m vào năm 2027 và số người dùng các nền tảng giáo dục trực tuyến được dự báo đạt 10.71 triệu người vào năm 2027.
Hơn thế nữa, Chính Phủ cũng chú trọng, nỗ lực tạo điều kiện để phát triển đa dạng hệ sinh thái giáo dục trực tuyến.
Bởi lẽ, một trong những yếu tố chính đằng sau niềm tăng phát triển của lĩnh vực edtech tại Việt Nam là khả năng tiếp cận. Với dân số khổng lồ và nhiều học sinh sống ở vùng sâu vùng xa khó tiếp cận được nền giáo dục chất lượng, học trực tuyến mang đến giải pháp thu hẹp khoảng cách này. Giờ đây, học sinh có thể tiếp cận giáo dục từ mọi nơi có kết nối internet, đảm bảo cơ hội học tập công bằng hơn trên toàn quốc. Khả năng tiếp cận này rất quan trọng trong việc cung cấp nền giáo dục có chất lượng cho học sinh ở vùng sâu vùng xa và tạo cơ hội giáo dục bình đẳng cho mọi người.
Thêm vào đó, việc học trực tuyến giúp tiết kiệm chi phí 50 - 70% mà chất lượng học tập cũng không thua kém so với việc học offline truyền thống như trước đây.
Giáo dục trực tuyến không chỉ đem lại hiệu quả cho học viên mà còn tối ưu thời gian, công suất làm việc cho giảng viên. Đây chính là xu thế tất yếu để đáp ứng nhu cầu của mọi người trong thời đại công nghệ số.
Tiềm năng phát triển của Getcourse tại Việt Nam
Giáo dục trực tuyến ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu về các nền tảng trong việc giảng dạy online cũng ngày càng gia tăng. Với gần 10 năm có mặt trên thị trường, Getcourse đã đem đến nhiều giải pháp tối ưu cho việc học trực tuyến như:
- Hệ thống quản lý học tập LMS: các khóa học được truyền tải dưới nhiều hình thức đa dạng (video, tài liệu, âm thanh), kiểm tra tự động bài về nhà, chấm điểm tự động…
- Hệ thống quản lý nội bộ CRM: quản lý tất cả các đơn đặt hàng, nhận thanh toán và ghi lại thông tin liên lạc giữa người quản lý và khách hàng.
- Hệ thống quản lý nội dung CMS: xây dựng website riêng biệt mà không cần nhà thiết kế hay lập trình viên.
- Hội thảo tự động: phát trực tuyến hoặc sử dụng video được quay trước để phát trực tuyến theo thời gian thực.
- Tự động hóa hơn 27 quy trình kinh doanh: từ giám sát người quản lý đến giao tiếp với khách hàng
- Phân tích dữ liệu với dashboard
Chính vì thế, nền tảng toàn diện như Getcourse nhanh chóng trở thành nền tảng dẫn đầu lĩnh vực edtech tại nhiều nước trên thế giới. Ví dụ: tại Nga, Getcourse chiếm tới 75% thị phần, tới tổng doanh thu hơn 2 tỷ đô. Hiện nay, Getcourse đã phát triển ở 43 đất nước, thu hút hơn 22 triệu học sinh. Đây chắc chắn sẽ là một bệ phóng vững chắc cho nền giáo dục trực tuyến tại Việt Nam.