Hướng dẫn kinh doanh khóa học online cho người mới bắt đầu
Ánh Bùi
Chuyên viên Marketing
Cùng với sự phát triển của công nghệ, xu hướng tiêu dùng trực tuyến ngày càng phát triển mạnh mẽ, kể cả trong lĩnh vực giáo dục. Chính vì vậy, việc kinh doanh khóa học online ngày càng thu hút sự quan tâm của đối tượng khách hàng.
Nếu bạn đang có ý tưởng kinh doanh loại hình này, đừng bỏ lỡ những thông tin quan trọng trong bài viết dưới đây.
Kinh doanh khóa học online và kinh doanh online - Đâu là sự khác biệt?
Còn kinh doanh khóa học online sản phẩm chính là các khóa học trực tuyến với nội dung đa dạng, phong phú. Việc kinh doanh khóa học như này không cần phải chuẩn bị vốn, tiết kiệm thời gian và tạo được nguồn thu nhập thụ động. Đây hứa hẹn là một công việc đem lại lợi nhuận tốt và giàu tiềm năng phát triển trong nhiều năm tới.
Các bước kinh doanh khóa học online từ A-Z
1. Xác định lĩnh vực giảng dạy và chủ đề của khóa học
Đầu tiên, bạn cần suy nghĩ kĩ về lĩnh vực mà mình có thế mạnh, đã có nhiều hiểu biết về nó. Nếu bạn đang phân vân chưa biết chọn chủ đề nào, thì bạn có thể liệt kê danh sách một vài chủ đề mong muốn và tự trả lời các câu hỏi sau:
- Chủ đề nào bạn thấy tự tin nhất khi nói?
Sau khi trả lời được những câu trên bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc chọn chủ đề chính. Với các khóa học bán hàng online, một số lĩnh vực được quan tâm nhiều nhất có thể kể đến: thời trang, đồ gia dụng, thực phẩm…
2. Nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh
Bước 1: Sử dụng các công cụ phân tích từ khóa như google keyword planner hay keyword.io để biết số lượng tìm kiếm chủ đề đó là bao nhiêu, tỉ lệ cạnh tranh cao hay thấp.
Bước 2: Bạn chỉ cần lên google tìm kiếm các khóa học trong lĩnh vực bán hàng online bạn muốn hướng tới, rồi tìm hiểu tất cả các thông tin đó. Nhờ việc nghiên cứu này, bạn có thể biết được, hiện nay các đối thủ cạnh tranh đang triển khai cách thức như nào, còn điều gì mà họ chưa làm hoặc làm chưa tốt. Từ đó bạn sẽ có định hướng tốt hơn cho kế hoạch của mình
3. Lên kế hoạch kinh doanh chi tiết
Đây là bước rất quan trọng trong toàn bộ quá trình. Trong bản kế hoạch này bạn cần có các nội dung chính như sau:
- Mục tiêu của bạn: Phần này bạn cần xác định rõ theo từng chỉ số có thể đo lường được để lấy nó làm “kim chỉ nam” cho hoạt động kinh doanh của bạn.
- Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi bạn muốn truyền tải thông qua việc kinh doanh khóa học trực tuyến
- Cơ cấu tổ chức và hoạt động: Nếu bạn dự định hợp tác kinh doanh cùng một vài người nữa thì các bạn cần phân công rõ trách nhiệm của từng người trong các mảng để bộ máy có thể hoạt động trơn tru. Còn nếu bạn kinh doanh cá nhân, bạn cần liệt kê rõ các công việc cần phải làm để sắp xếp thời gian sao cho hợp lí nhất.
- Đối tượng mục tiêu mà bạn muốn hướng tới. Bạn cần ghi rõ chân dung khách hàng: độ tuổi, giới tính, vị trí địa lí, sở thích, hành vi… Ví dụ với các khóa học kinh doanh online, đối tượng tiềm năng thường là các bà mẹ bỉm sửa hoặc các bạn trẻ muốn kiếm thêm thu nhập. Độ tuổi sẽ dao động từ 20 – 35 tuổi, họ có sở thích mua sắm… Vậy thì nhóm khách hàng này sẽ không quá quan tâm đến chứng chỉ sau khóa học, mà họ sẽ quan tâm đến doanh thu, lợi nhuận từ việc kinh doanh online. Bạn nên hiểu rõ nhu cầu này để xây dựng những nội dung phù hợp và các dịch vụ đi kèm đáp ứng được mong muốn của họ.
- Chiến lược marketing: Đây chắc chắn là điều không thể thiếu. Sau khi bạn hiểu rõ được khách hàng, hãy lên kế hoạch marketing phù hợp để có thể tiếp cận và thu hút nhiều học viên.
- Dự trù kinh phí: Thực tế, so với việc mở lớp học truyền thống, thì việc kinh doanh khóa học online sẽ tiết kiệm chi phí hơn nhiều. Nhưng bạn vẫn cần xác định một số chi phí dự kiến như chi phí marketing.
4. Tìm kiếm ý tưởng
5. Thu hút học viên bằng những quyền lợi hấp dẫn
6. Chọn nền tảng kinh doanh khóa học online
Việc chọn platform để bán khóa học online là một việc quan trọng, cần sự lựa chọn kỹ lưỡng. Nó sẽ giúp bạn tiếp cận được nhiều học viên, thuận lợi trong quá trình quản lí và chăm sóc. Bạn nên tìm kiếm các nền tảng có hệ thống LMS (learning management system – hệ thống quản lý học tập) hiện đại để tối ưu hóa trong quá trình quản lý và giám sát học viên. Đặc biệt, có nhiều nền tảng hiện nay đều cho phép người dùng có thể tùy chỉnh một vài tính năng, nội dung sao cho phù hợp với nhu cầu và đặc thù riêng của từng khóa học.
Ngoài ra, bạn cũng nên tìm kiếm các platform có thể cung cấp cho bạn landing page và website riêng để tạo dựng sự chuyên nghiệp, uy tín cho các khóa học của bạn.
7. Xây dựng kế hoạch nội dung
Tiếp theo, bạn cần lên giáo trình chi tiết cho nội dung từng buổi học của bạn. Bạn nên cân nhắc các kiến thức nào là trọng tâm nên đưa vào hay cần đưa kiến thức nào trước kiến thức nào sau. Bạn có thể đưa thêm nhiều ví dụ thực tế, trực quan để học viên có cái nhìn đa chiều hơn, tạo sự sinh động, hấp dẫn cho lớp học.
Ví dụ: với các khóa học kinh doanh online cho người mới bắt đầu, bạn cần đưa đầy đủ các thông tin từ a đến z để mọi người hiểu rõ ràng, chi tiết nhất có thể như: mặt hàng kinh doanh online hiệu quả, hay tìm nguồn hàng bán online ở đâu…
8. Xác định chi phí khi kinh doanh khóa học online
Quyết định mức giá khóa học là điều khá khó khăn. Bạn có thể dựa vào các điểm chính sau:
Chất lượng nội dung: Bạn nên xem xét chất lượng nội dung bạn đem đến cho khóa học. Ví dụ như: các trải nghiệm đáng giá mà bạn tích lũy được trong thời gian làm việc, hay các bí kíp mà chưa ai từng tiết lộ, hoặc đơn giản là chất lượng các video bạn chỉnh sửa, tạo dựng… Ngoài ra, bạn có thể tính đến khấu hao thiết bị như các thiết bị thu âm, thiết bị quay,…
Số giờ làm việc của bạn: Bạn cần tính toán kĩ lưỡng, để tạo ra một khóa học, bạn sẽ mất thời gian khoảng bao lâu. Và bạn muốn thu nhập của bạn trên mỗi giờ bạn bỏ ra là bao nhiêu. Từ đó, có thể tính toán chi phí vào khóa học sao cho phù hợp.
Giá trị bạn đem đến: Bạn cũng cần nghiên cứu kĩ lưỡng xem các khóa học bạn kinh doanh sẽ đem lại giá trị về lâu dài cho học viên như nào? Nó có thể tối ưu chi phí hay tạo ra thu nhập trong tương lai cho mọi người ra sao?
Dịch vụ phía sau: Nếu bạn có thêm các dịch vụ hỗ trợ tư vấn sau khóa học thì mức giá của bạn có thể nhỉnh hơn chút để một giờ làm việc của mình có giá trị cao hơn.
9. Thử nghiệm và đánh giá kết quả
Sau khi hoàn thành các bước trên, bạn nên bắt tay vào xây dựng khóa học online để triển khai hoạt động luôn. Ban đầu, bạn có thể bán khóa học với mức giá ưu đãi để xem thị trường, khách hàng mục tiêu đón nhận sản phẩm như nào.
Bạn có thể bắt đầu với giới thiệu với bạn bè, người quen hoặc dùng email marketing cho một danh sách bạn đã có sẵn trước. Từ đó, đánh giá hiệu quả rồi dần dần thực hiện thêm các chiến dịch marketing rộng rãi hơn.
10. Cải thiện kế hoạch và chất lượng khi kinh doanh khóa học online
Sau một thời gian thực hiện, bạn sẽ nhận được các phản hồi, đóng góp ý kiến từ chính học viên. Nhờ đó, bạn tìm thấy những điều cần cải thiện để góp phần giảm thiểu khó khăn, nâng cao chất lượng khóa học, đem đến cho học viên nhiều giá trị hơn. Từ đó, kết quả được tốt hơn.
11. Mở rộng quy mô khóa học online
Một lợi thế khi bạn bán khóa học online là không giới hạn số lượng học viên, giới hạn vị trí địa lý nên việc mở rộng rất dễ dàng. Khi mọi hoạt động đều trơn tru, chất lượng tốt bạn có thể gia tăng số lượng học viên. Ví dụ, gia tăng các chiến dịch marketing để thu hút nhiều học viên hơn.
Trong thời đại phát triển hiện nay thì các ngành cũng có xu thế thay đổi theo từng ngày. Đây cũng sẽ là một cơ hội giúp bạn mở rộng thêm các khóa học cập nhật xu hướng mới nhất. Khi bạn đã có một lượng học viên nhất định, chất lượng nội dung tốt thì tỉ lệ người dùng quay lại mua tiếp sẽ rất cao. Nhờ đó doanh thu của bạn cũng sẽ được gia tăng đáng kể.
Kết luận
Getcourse là một nền tảng kinh doanh khóa học online hàng đầu, được ưa chuộng trên thế giới và Getcourse đã bắt đầu mở rộng tới thị trường Việt Nam. Với nhiều tính năng hiện đại vượt trội như: LMS, CRM tùy chọn, phân tích dữ liệu chuyên sâu…, Getcourse chắc chắn sẽ là bệ phóng chắc chắn trong quá trình phát triển các khóa học trực tuyến. Hãy bắt đầu thử nghiệm ngay hôm nay!