Cách sử dụng phễu marketing hiệu quả cho khóa học trực tuyến
Ánh Bùi
Chuyên viên Marketing
| Ánh Bùi Chuyên viên Marketing |
Khi thực hiện các chiến lược marketing thì phễu marketing là quy trình rất quan trọng. Nhờ nó, bạn có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách, gia tăng tỉ lệ chuyển đổi khách hàng truy cập thành khách hàng hiện hữu. Điều này đóng góp vai trò không nhỏ trong việc gia tăng doanh thu cho các khóa học trực tuyến của bạn. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về phễu marketing. Hãy cùng Getcourse tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Phễu marketing là gì? Phễu marketing trong giáo dục trực tuyến
Năm 1898, E. St. Elmo Lewis đã giới thiệu với thế giới những giai đoạn điển hình mà khách hàng phải trải qua trong quá trình mua hàng. Theo mô hình của ông, việc bán bất kỳ sản phẩm nào đều bắt đầu bằng sự thu hút khách hàng, sau đó khách hàng sẽ quan tâm, mong muốn và cuối cùng là hành động mua hàng của khách.
Từ đó ra đời khái niệm phễu marketing (phễu tiếp thị). Đây là mô hình chiến lược dựa trên hành trình của người mua, từ lần tương tác đầu tiên cho đến khi quyết định mua hàng.
Phễu marketing trong giáo dục trực tuyến cũng tương tự như vậy. Với phễu marketing, ban đầu bạn có thể tặng khách hàng một số thứ miễn phí như ebook, tài liệu độc quyền do bạn biên soạn hoặc 1 buổi học thử… Những thứ này sẽ đem lại giá trị cho khách hàng và đổi lại bạn sẽ có một số thông tin nhất định như email hay số điện thoại. Bạn có thể tận dụng các thông tin đó để quảng cáo nhiều hơn, tiếp cận nhiều hơn, gia tăng sự nhận diện thương hiệu, biến khách thành học viên của bạn một cách dễ dàng.
Mô hình phễu marketing
Hiện nay có khá nhiều mô hình phễu marketing với nhiều giai đoạn khác nhau, nhưng nhìn chung hầu hết các mô hình đều có 4 nội dung chính lần lượt như sau:
1. Nhận biết
Đây là giai đoạn đều tiên, theo đó, nội dung cần được phủ sóng rộng rãi để thú hút khách hàng, giúp họ dần nhận ra nhu cầu của mình hoặc tạo ra nhu cầu cho họ.
Ở giai đoạn này, bạn không nên nói trực tiếp và quá nhiều về các khóa học của bạn mà hãy đưa ra thật nhiều thông tin và trao giá trị cho khách hàng để họ bước đầu biết đến thương hiệu của mình.
2. Cân nhắc
Khi biết đến thương hiệu của bạn rồi, khách hàng sẽ muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin hơn. Chính vì thế, bạn hãy đầu tư thật kỹ vào website cũng như các hình ảnh thương hiệu của bạn trên mạng xã hội. Đây sẽ là những nơi giúp khách hàng cân nhắc, lựa chọn xem các khóa học của bạn có đáp ứng được nhu cầu của họ không, có kích thích sự tò mò không…
3. Chuyển đổi
Sau giai đoạn trên, khách hàng đã đến gần hơn, hiểu rõ thương hiệu. Phễu marketing sẽ thu hẹp dần, sàng lọc ra những khách hàng tiềm năng. Lúc này, bạn có thể sử dụng Landing Page để khuấy động thêm nhu cầu của khách hàng. Bạn hãy xây dựng nội dung landing page nhằm kích thích khách hàng phải thực hiện hành động nào đó, ví dụ như tải tài liệu hay đăng kí học thử. Từ đó, bạn sẽ có thêm thông tin về các khách hàng tiềm năng.
Sau khi có các thông tin trên, bạn hãy sử dụng thêm các công cụ để giữ liên lạc thường xuyên với khách hàng. Phổ biến và dễ dàng nhất là tiếp thị qua email. Bạn nên xây dựng nội dung, hình ảnh email không chỉ để quảng cáo mà hãy đưa thêm các nội dung liên quan đến khách hàng. Hãy chỉ ra rằng trong số tất cả các lựa chọn trên thị trường, khóa học trực tuyến của bạn là giải pháp tốt nhất cho vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Từ đó, thúc đẩy họ ra quyết định.
4. Khách hàng trung thành
Ở giai đoạn này, hãy đem đến chất lượng tốt nhất, chú trọng vào việc chăm sóc khách hàng để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với học viên hiện hữu. Nhờ vậy, họ có thể tham gia các khóa học khác hoặc giới thiệu thêm bạn bè, người quen đăng kí các khóa học của bạn. Hãy nhớ rằng việc giữ chân khách hàng cũ cũng quan trọng như thu hút khách hàng mới. Học viên hiện tại chính là một nguồn doanh thu tiềm năng trong tương lai mà không tốn nhiều chi phí.
Các bước tạo phễu marketing
Khi mới bắt đầu, việc tạo phễu marketing có thể gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nếu bạn nghiên cứu kĩ và tạo được phễu chất lượng thì doanh thu của bạn chắc chắn sẽ tăng đáng kể. Để tạo được phễu hiệu quả, bạn nên thực hiện theo trình tự sau:
1. Thiết lập mục tiêu
Việc đầu tiên khi bạn tạo phễu tiếp thị thì cần xác định rõ mục tiêu của mình. Bạn mong muốn thu hút được tệp khách hàng nào? Tỉ lệ chuyển đổi bạn kì vọng là bao nhiêu? Và doanh thu sau khi sử dụng phễu là bao nhiêu? Từ đó, bạn sẽ dễ dàng hình dung ra mình sẽ làm như nào và kết quả cần đạt là gì.
2. Hiểu rõ khách hàng
Bạn cần nắm rõ nhu cầu, mong muốn hay các vấn đề mà khách hàng mục tiêu của bạn gặp phải. Để làm được điều này, bạn có thể thực hiện khảo sát ý kiến với nhóm khách hàng tương ứng hoặc tìm kiếm thêm các số liệu phân tích trên các trang web thống kê.
Sau đó, bạn hãy xây dựng những nội dung phù hợp, giúp giải quyết các nhu cầu của họ.
3. Lựa chọn giải pháp
Để phễu chuyển đổi có hiệu quả cao, bạn cần lựa chọn một giá trị để trao đi cho khách hàng và bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
Đơn giản: Hãy tạo phễu thật đơn giản để bất cứ ai cũng có thể hiểu và hành động. Ví dụ, bạn có thể bắt đầu bằng việc khuyến khích khách hàng để lại email và sẽ nhận được bộ tài liệu độc quyền hoặc tặng một khóa học trực tuyến miễn phí.
Tập trung vào thế mạnh: Bạn hãy tận dụng những lợi thế của bản thân. Ví dụ, bạn đang kinh doanh khóa học về thiết kế, bạn có thể tặng 1 bộ template dùng cho powerpoint. Hoặc bạn có thế mạnh về thuyết trình, hãy tặng khách hàng 1 video chia sẻ bí kíp chỉnh sửa giọng nói sao cho có sức hút.
Ưu tiên giải pháp có kết quả ngay: Hãy lựa chọn các giải pháp có thể tạo giá trị ngay, nhìn được sự thay đổi trong thời gian ngắn, để khách hàng thấy được sự khác biệt rõ rệt, thúc đẩy họ đến với các khóa học của bạn sớm hơn.
4. Xây dựng nội dung
Để tiếp tục giữ chân khách hàng và chuyển đổi họ từ mới biết thương hiệu đến khác hàng hiện hữu, bạn cần đặc biệt chú trọng nội dung truyền tải. Tỷ lệ phần trăm nội dung được tạo cho từng giai đoạn nên được chia như sau: 80% cho phần đầu phễu, tương ứng với giai đoạn nhận biết - thu hút và 20% cho phần giữa và cuối phễu.
Bởi lẽ, trong giai đoạn đầu, khách hàng không biết đến bạn, họ không biết đến sản phẩm của bạn nên họ sẽ không muốn biết đến quá nhiều thông tin sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp mắc sai lầm khi tạo hầu hết nội dung quá tập trung vào mục tiêu để chuyển đổi. Chiến lược này không những không đem lại kết quả tốt mà ngược lại, nó có thể khiến khách hàng xa lánh, không muốn tìm hiểu thêm về thương hiệu của bạn.
Các công cụ cần thiết để tạo phễu marketing của bạn
Có một vài công cụ hữu ích sẽ giúp bạn tạo dựng và theo dõi kết quả của phễu tiếp thị tốt hơn mà bạn nên biết.
1. SEO
SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) là một tập hợp các phương pháp nhằm tối ưu hóa trang web hoặc blog của bạn để chúng đạt được vị trí đầu tiên trong kết quả tìm kiếm của Google.
Bằng cách này, bất kỳ người nào đang tìm kiếm các từ khóa liên quan đến sản phẩm của bạn sẽ tìm thấy liên kết đến trang của bạn. Nhờ vậy, gia tăng lưu lượng truy cập vào trang, tăng cơ hội chuyển đổi.
2. Landing page
Landing page là một trang chuyển đổi có thể khiến người đọc thực hiện hành động, từ những hành động đơn giản nhất, chẳng hạn như điền vào biểu mẫu email, đến đăng kí khóa học.
Trong các trang này, bạn có thể thêm biểu mẫu thu thập thông tin, lời kêu gọi hành động, video quảng cáo, feedback từ các khách hàng khác, v.v., để tạo dựng niềm tin với khách truy cập.
3. Emai
Đây là một công cụ phổ biến nhất trong quá trình làm phễu marketing. Để tối ưu hiệu quả, bạn nên cung cấp nội dung phù hợp, cá nhân hóa để khách hàng cảm thấy thoải mái khi nhận được email từ bạn. Đừng quên xây dựng nội dung email gồm văn bản và hình ảnh bắt mắt để thu hút, tạo dựng sự chuyên nghiệp.
4. Blog
Blog là một công cụ truyền thống nhưng vẫn đem lại nhiều hiệu quả. Bạn hãy tạo các bài viết độc quyền, được cá nhân hóa cho từng đối tượng mục tiêu cụ thể để tiếp cận với khách hàng, đưa ra các vấn đề của họ. Đồng thời, cũng giúp họ giải quyết các vấn đề đó. Nhờ vậy, khi phát sinh nhu cầu, họ sẽ nhớ đến thương hiệu của bạn đầu tiên.
5. Youtube
Trong những năm gần đây, youtube trở thành một công cụ phổ biến để tìm kiếm thông tin. Chính vì thế, bạn hãy tận dụng nó để đưa thông tin các khóa học của mình đến gần hơn với khách hàng. Hơn nữa, việc xây dựng thương hiệu trên youtube cũng sẽ giúp bạn thu hút sự chú ý, tạo dựng mối quan hệ gần gũi với khách hàng, gia tăng tỉ lệ chuyển đổi từ người xem thành học viên.
Kết luận
Nhìn chung, việc tạo phễu marketing là một quá trình không thể thiếu trong kinh doanh khóa học trực tuyến. Để đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên nghiên cứu thật kĩ các bước và các công cụ hỗ trợ. Đặc biệt, đừng bỏ lỡ cơ hội sử dụng các công cụ này miễn phí với Getcourse.