Tối ưu social media để kinh doanh khóa học trực tuyến
Ánh Bùi
Chuyên viên Marketing
Theo nghiên cứu, tại Việt Nam, hiện có tới 70 triệu tài khoản mạng xã hội đang được sử dụng. Chính vì thế, các chiến lược marketing thông qua social media là một cách hữu hiệu để tiếp cận tới nguồn khách hàng tiềm năng trong việc kinh doanh khóa học trực tuyến. Để các chiến lược tiếp thị qua mạng xã hội đạt hiệu quả cao, hãy cùng Getcourse tham khảo ngay một số bí kíp dưới đây.
Tại sao nên kinh doanh khóa học trực tuyến trên social media?
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 bùng nổ mạnh mẽ, tạo ra các bước ngoặt lớn, thay đổi thói quen tiêu dùng của người Việt. Xu hướng mua hàng online phổ biến rộng rãi. Chính vì thế kinh doanh khóa học trực tuyến thông qua social media đem lại nhiều hiệu quả. Với các nền tảng mạng xã hội đang được ưa chuộng hiện nay như facebook, tiktok, zalo… việc tiếp cận khách hàng tiềm năng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Các thông điệp bạn muốn truyền tới mọi người cũng đã dạng về hình thức như ảnh, bài viết, video… tạo sự tò mò, cuốn hút với người đọc, người xem.
Nhờ social media, bạn có thể tiếp cận đúng nhóm khách hàng mục tiêu, tạo dựng thương hiệu dễ dàng. Hơn thế nữa, nhờ cộng đồng mạng rộng lớn, việc marketing truyền miệng sẽ nhanh chóng lan rộng, tối ưu chi phí cho việc kinh doanh của bạn.
Các kênh social media giúp tối ưu kinh doanh khóa học trực tuyến
Hiện nay, có rất nhiều mạng xã hội được sử dụng. Nhưng có 3 kênh social media với lượng người dùng khổng lồ bạn cần lưu ý khi kinh doanh khóa học onlineL
1. Facebook
Đây được ví như một kho thông tin tổng hợp, với rất nhiều tin tức mới được cập nhật mỗi ngày. Và cũng là một kênh social media lớn mạnh nhất tại Việt Nam. Cách dễ dàng nhất để kinh doanh khóa học trực tuyến trên facebook là chạy quảng cáo.
Thông qua facebook ads, các thông tin của bạn sẽ tiếp cận được khách hàng mục tiêu chi tiết (giới tính, độ tuổi, sở thích, hành vi…). Ban đầu, bạn có thể thử nhiều dạng bài chạy quảng cáo khác nhau (ảnh, video) để xem tệp khách hàng của bạn đón nhận theo hình thức nào tích cực hơn. Để việc chạy quảng cáo hiệu quả, bạn nên thử nghiệm, theo dõi, phân tích kết quả và dần dần rút ra các kinh nghiệm tối ưu hơn.
Ngoài việc chạy facebook ads, bạn cũng có thể xây dựng một cộng đồng học tập cho riêng mình thông qua group facebook. Nhờ các nhóm như vậy, mọi người có thể cảm nhận rõ hơn các giá trị bạn đem lại thông qua các khóa học. Từ đó, gia tăng sự tin cậy của mọi người dành cho thương hiệu của bạn.
2. Tiktok
Đây là một kênh social media nổi lên tại Việt Nam từ những năm 2020 và phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua. Tính đến tháng 2 năm 2023, đã có khoảng 49,9 triệu người dùng Tiktok ở Việt Nam. Định dạng video ngắn (dưới 1 phút) đã thu hút rất nhiều người xem và thay đổi thói quen tiêu dùng của mọi người. Chính vì thế, đây là một kênh tiềm năng mà bạn không nên bỏ lỡ khi muốn quảng bá các khóa học online của mình.
3. Zalo
Zalo là mạng xã hội của Việt Nam thành công nhất tính đến thời điểm hiện tại. Đây không chỉ là một kênh để bán các khóa học online hiệu quả mà còn là một kênh chăm sóc khách hàng rất tốt. Với việc tạo tài khoản Zalo Business (Zalo dành cho doanh nghiệp) bạn sẽ tạo được hình ảnh chuyên nghiệp hơn trong mắt học viên. Hơn thế nữa, nhờ Zalo, bạn có thể tạo một cộng đồng để chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành học viên một cách dễ dàng.
Cách kinh doanh khóa học trực tuyến hiệu quả trên social media
Tuy tiềm năng nhưng tỉ lệ cạnh tranh trên các kênh social media cũng khá cao. Chính vì thế, để tối ưu trong việc kinh doanh khóa học online, bạn cần nắm rõ các bí kíp sau:
1. Biết rõ khách hàng mục tiêu
Để các chiến lược marketing qua mạng xã hội đạt kết quả tốt, bạn cần xác định và phân tích chi tiết nhóm khách hàng mục tiêu mà mình muốn hướng tới. Bạn cần xác định rõ nhân khẩu học (tuổi tác, giới tính) và các đặc điểm về hành vi, sở thích cũng như nhu cầu của tệp khách hàng tiềm năng.
Nhờ những thông tin đó, bạn sẽ dễ dàng sáng tạo phù hợp, đánh trúng tâm lí người dùng hơn. Bạn có thể sử dụng các công cụ như Google Analytics hay Meta Business Suite để phân tích kỹ lưỡng các dữ liệu này. Sau đó, bạn có thể thử nghiệm nhiều loại nội dung khác nhau, theo dõi sự tương tác để tìm ra phương án hiệu quả nhất.
2. Xây dựng kế hoạch nội dung
Nhìn chung, tất cả các mạng xã hội (facebook, Instagram, youtube…) đều là các nền tảng để chia sẻ nội dung. Chỉ khác rằng các hình thức nội dung sẽ khác nhau trên từng nền tảng. Do đó, bạn cần xây dựng kế hoạch phù hợp cho từng kênh social media riêng.
Ví dụ: khi bạn triển khai nội dung trên facebook, nội dung của bạn cần đa dạng về cách truyền tải (ảnh, video…), còn khi triển khai trên instagram thì bạn cần chú ý tạo dựng các content đẹp mắt… Để hiệu quả, bạn cần nắm rõ thuật toán, cơ chế vận hành của từng trang mạng xã hội để từ đó, có các chiến lược phù hợp.
Và bạn cũng cần lưu ý dù dưới dạng hình thức nào thì các nội dung bạn truyền tải cần thống nhất về mặt định vị thương hiệu.
3. Sử dụng quảng cáo trả phí
Tất cả các kênh social media đều cho phép các thương hiệu thực hiện chạy quảng cáo để tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Nhờ việc chạy quảng cáo, bạn có thể nhắm đến tệp khách hàng mục tiêu cụ thể, từ đó tối ưu hơn về mặt chuyển đổi. Các thuật toán trong việc chạy quảng cáo cũng thường xuyên thay đổi nên bạn cần cập nhật thường xuyên, tránh việc các nội dung quảng bá của bạn bị lỗi thời.
Kết luận
Tóm lại, truyền thông qua social media là một phương thức hiệu quả để quảng bá các khóa học trực tuyến của bạn. Khi bạn thực hiện marketing đa kênh thì việc kiểm soát kết quả của từng kênh riêng biệt rất quan trọng. Với Getcourse, bạn có thể dễ dàng thống kê tất cả các số liệu, lượt truy cập và doanh thu từ từng kênh đem lại.